Người dùng thuốc giảm mỡ máu kéo dài có thể bị huỷ hoại các tế bào gan, làm tăng nồng độ enzyme gan trong máu, gây suy giảm chức năng gan. Ở những trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện vàng da, vàng mắt (thường gặp ở bệnh nhân viêm gan virus).
Tăng mỡ máu là nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa, có thể làm tắc mạch, gây tai biến mạch máu não, tắc ruột hoặc nhồi máu cơ tim… Nhưng lạm dụng thuốc giảm mỡ máu cũng nguy hiểm không kém.
Tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2
Không ít người lầm tưởng rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân gây ra đái tháo đường tuýp 2; nên họ tin rằng dùng statin để giảm rối loạn mỡ máu có thể giúp kiểm soát nguy cơ đái tháo đường.
Tuy nhiên, bản điều tra của Trường Đại Học Y Harvard, Mỹ (do giáo sư JoAnn Manson thực hiện) lại chứng minh điều ngược lại: Nguy cơ đái tháo đường ở những người sử dụng statin tăng gần 50%. Theo bản điều tra này, tỷ lệ bị đái tháo đường ở những người không sử dụng statin chỉ là 6,4%, trong khi đó ở những người dự phòng đái tháo đường bằng statin lại là 9,9%. Nhiều công trình khác được đăng tải trên các tạp chí y học uy tín cũng chứng minh tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2 tăng cao ở những người dùng statin kéo dài.
Khuyết tật thai nhi
Tác hại nguy hiểm nhất của statin trên thai kỳ đó là biến chứng gây ra khuyết tật thai nhi, phổ biến nhất là nứt ống sống (ống đựng tủy sống). Đây là một khuyết tật nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng cột sống và chứng đau rễ dây thần kinh thắt lưng sau này.
Năm 2004, một nhóm các nhà khoa học của Viện Sức khoẻ Hoa Kỳ đã thông báo những trường hợp thai nhi bị dị tật liên quan đến dùng statin để giảm mỡ máu. Công trình được đăng tải trên Tạp chí Y học Anh Quốc cho thấy, có tới 20 trẻ bị dị tật trong số 50 trẻ được sinh ra cùng một hoàn cảnh là do tiếp xúc statin từ mẹ khi đang mang thai. Lý do là các bà mẹ này sợ béo và đã dùng statin trong thời kỳ mang thai để giữ dáng. Hậu quả là con của họ có nguy cơ cao bị dị tật nứt ống sống. Theo tính toán, các nhà khoa học thấy tỷ lệ gây dị tật thai nhi của statin vào khoảng 38%, cao hơn gấp gần 20 lần so với tỷ lệ dị tật thông thường (chỉ vào khoảng 1-1,5%).
Cơ quan quản lý thuốc Hoa Kỳ cũng xếp danh mục thuốc này là thuốc có nguy cơ tối nguy hiểm đối với thai nhi và cấm sử dụng trong suốt thai kỳ.
Phân giải và teo cơ
Một biến chứng khác của các thuốc hạ mỡ máu nguồn gốc statin là làm làm phân giải cơ và teo cơ mức độ nặng. Mặc dù tần suất gặp biến chứng này không lớn.
Y khoa đã ghi nhận nhiều trường hợp sau một thời gian dùng statin thì bị bệnh cơ, sức cơ trở nên yếu, cơ teo nhẽo và giảm trương lực. Biến chứng này rất dễ xảy ra với người cao tuổi, nữ giới và những người có bệnh lý gan, thận.
Vì thế những người đang bị bệnh lý cơ như nhược cơ, viêm cơ, teo cơ thì không nên dùng statin và các thuốc giảm mỡ máu khác.
Viêm gan nặng
Người dùng thuốc giảm mỡ máu kéo dài có thể bị huỷ hoại các tế bào gan, làm tăng nồng độ enzyme gan trong máu, gây suy giảm chức năng gan. Ở những trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện vàng da, vàng mắt (thường gặp ở bệnh nhân viêm gan virus).
Lý do là vì trong quá trình chuyển hoá, thuốc chuyển thành những chất trung gian gây ngộ độc tế bào, làm hoại tử và phân giải tế bào gan. Ngoài biến chứng gây viêm gan, thuốc còn làm gia tăng nguy cơ bệnh xơ gan, suy gan. Vì vậy, bệnh nhân viêm gan do virus, do tắc mật hay viêm đường mật không nên dùng thuốc giảm mỡ máu. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm mỡ máu khi chưa kiểm tra tình trạng gan mật của mình.