Trước đó, viện nghiên cứu Murdoch ở Úc cũng đã phân tích hình ảnh của hơn 400 trẻ em từ sơ sinh cho đến 5 tuổi và đưa ra kết luận rằng tiêu thụ rượu gây ra những hậu quả nhất định đối với sự phát triển xương sọ của bé. Sau cùng, sự biến đổi xương sọ sẽ được thể hiện rõ nét ở vùng trung tâm khuôn mặt như mũi, môi, mắt.
Theo một nghiên cứu mới đây nhất công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics (Úc), phụ nữ mang thai uống rượu sẽ làm biến dạng mặt trẻ sơ sinh dù chỉ vài ngụm.
Theo các nhà khoa học nước Úc, họ đã phát hiện ra rằng rượu không nhất thiết gây ra vấn đề về nhận thức nhưng chắc chắn sẽ làm biến đổi khuôn mặt của thai nhi trong bụng mẹ.
Cụ thể, để tìm ra sự thật trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích hình ảnh của 415 khuôn mặt trẻ sơ sinh và tìm thấy một loạt các sự khác biệt vẻ ngoài liên quan đến việc người mẹ uống rượu. Đa phần, những sự biến đổi đó đều xảy ra theo chiều hướng tệ hơn như mũi hếch và ngắn hơn.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (CDC) cảnh báo, không có bất kỳ tài liệu nào nói về lượng rượu an toàn người mẹ có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc cố gắng thụ thai. Cũng không có thời điểm nào thích hợp để uống rượu lúc mang bầu. Tất cả các loại rượu đều có hại.
Trước đó, viện nghiên cứu Murdoch ở Úc cũng đã phân tích hình ảnh của hơn 400 trẻ em từ sơ sinh cho đến 5 tuổi và đưa ra kết luận rằng tiêu thụ rượu gây ra những hậu quả nhất định đối với sự phát triển xương sọ của bé. Sau cùng, sự biến đổi xương sọ sẽ được thể hiện rõ nét ở vùng trung tâm khuôn mặt như mũi, môi, mắt.
Như vậy, để đảm bảo cho vẻ đẹp của đứa con sau này, phụ nữ mang thai hoặc có ý định sinh con nên tuyệt đối tránh xa rượu. Đây là lựa chọn an toàn nhất để đám bảo trẻ không phải chịu những hậu quả về sau.
Ngoài việc bị biến dạng mặt trẻ sơ sinh, khi mang thai nếu uống nhiều hơn 2 đơn vị rượu bia trong một ngày làm tăng nguy cơ bé của bạn gặp phải các vấn đề về khả năng học hỏi, nói năng, ngôn ngữ, suy giảm mức độ tập trung và khiến bé mắc chứng hiếu động thái quá. Những tác hại này được gọi chung là “Hiệu ứng đồ uống có cồn ở bào thai” (Foetal Alcohol Effects – FAE).
Ngoài việc tránh để bà bầu uống rượu những thức uống khác dưới đây bà bầu cũng nên tránh tuyệt đối.
Nước chưa đun sôi chứa nhiều vi khuẩn
Bà bầu tuyệt đối không nên uống nước chưa đun sôi, bởi trong nước chưa đun sôi có thể có nhiều vi khuẩn chưa bị “tiêu diệt” nên rất có thể gây ra tiêu chảy hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
Nước có caffeine gây hở vòm miệng
Các loại đồ uống như cà phê, rượu, bia, trà… thường có chất caffeine, dù ở lượng ít hay nhiều. Caffeine có thể nhanh chóng ảnh hưởng xấu đến thai nhi qua nhau thai. Theo nghiên cứu thử nghiệm ở động vật, caffeine có thể gây ra hở vòm miệng, dị tật ngón chân hoặc bàn chân, nứt đốt sống hoặc không có hàm, không có mắt, không đầy đủ hóa xương, chậm phát triển tăng trưởng… Những hậu quả này cũng có thể xảy ra tương tự với người, vậy nên khi mang bầu, các mẹ tuyệt đối chú ý không nên uống quá nhiều loại nước này dù là của nhãn hàng nào.
Trà đặc gây thiếu máu
Bình thường trong trà có chứa caffeine và tanin (một chất làm cho trà có vị chát). Trong trà đặc lượng caffeine và tanin càng nhiều hơn. Trong quá trình mang thai, trà đặc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của thai nhi. Hơn nữa, axit tannic trong trà cũng cản trở hấp thu sắt, dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai khó khăn.
Ngoài ra chất phosphate có trong nước giải khát có ga khi vào ruột kết hợp với sắt trong thực phẩm sẽ tạo ra các chất không mong muốn cho cơ thể con người. Phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt cũng có thể làm mất một số chất sắt gây ra thiếu máu.
Đồ uống lạnh làm co thắt đường tiêu hóa
Đồ uống lạnh có thể làm co thắt đường tiêu hóa, thiếu máu, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Thứ nước uống này rất “nhạy cảm” với bào thai vì nó kích thích lạnh tới bào thai, làm cho bào thai không ổn định.