Lệch khung xương chậu tuy không ảnh hưởng đến khả năng mang thai nhưng lại khó khăn cho phụ nữ khi sinh con bằng đường tự nhiên. Đặc biệt, lúc mang thai thường hay bị đau nhức khó chịu nữa. Do đó, nếu có 1 trong 4 thói quen này thì bạn cần bỏ ngay để không ảnh hưởng sức khỏe về sau nhé.
Lệch xương chậu không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn khó khăn khi sinh con đấy nhé.
Lệch khung xương chậu tuy không ảnh hưởng đến khả năng mang thai nhưng lại khó khăn cho phụ nữ khi sinh con bằng đường tự nhiên. Đặc biệt, lúc mang thai thường hay bị đau nhức khó chịu nữa. Do đó, nếu có 1 trong 4 thói quen này thì bạn cần bỏ ngay để không ảnh hưởng sức khỏe về sau nhé.
Ngồi vắt chéo chân
Ngồi vắt chéo chân là thói quen ảnh hưởng đến khung xương chậu nhiều nhất. Bởi khi bạn bắt chéo chân, 1 bên xương chậu sẽ cao hơn bên còn lại sẽ thấp hơn, lâu dần tình trạng phát triển lệch sẽ xảy ra, nhất là giai đoạn đang dậy thì.
Do đó, tốt nhất khi ngồi con gái nên tập thói quen ngồi ngay ngắn và cân bằng 2 bên mông để hạn chế tác động không đều lên xương chậu bạn nhé.
Ngủ gục trên bàn
Ngủ gục trên bàn là thói quen dân văn phòng và học sinh, sinh viên thường mắc phải. Thế nhưng, thói quen này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến cột sống mà còn có thể gây lệch khung xương chậu nếu bạn thực hiện thường xuyên.
Bởi khi ngủ gục trên bàn, đặc biệt là khi nghiêng đầu sang 1 bên thì áp lực thân người sẽ dồn về 1 phía. Từ đó sức nặng đè lên khung xương chậu 2 bên không đều nhau, lâu dần sẽ gây ra tình trạng lệch xương chậu.
Do đó, nếu buổi trưa không kịp về nhà để nghỉ ngơi thì tốt nhất bạn nên kiếm góc nào đó nằm thẳng người hoặc ngồi tựa lưng (nhưng lưng phải thẳng nhé). Tránh ngồi, nằm nghiêng, xiêu vẹo vì rất dễ làm hỏng khung xương chậu.
Ngồi trượt mông ngã người về sau
Sau một buổi làm việc, học hành mệt mỏi, nhiều bạn có thói quen ngồi trượt mông ngã về sau. Lúc này sức nặng của cơ thể đè lên rất nhiều phần xương chậu. Đặc biệt, nếu bạn ngồi không ngay ngắn mà lệch hẳn 1 bên thì nguy cơ lệch khung xương chậu sẽ cao hơn. Không những thế, thói quen này lâu ngày còn gây ra thoát vị đĩa đệm nữa.
Do đó, nếu có mệt mỏi, thay vì ngồi trượt mông ra sau thì bạn nên đứng dậy vận động, tập vài động tác giãn gân cốt, uống 1 cốc nước, trò chuyện với bạn bè đồng nghiệp cũng giúp tinh thần sảng khoái và khỏe khoắn hơn.
Ngồi co 1 chân lên
Tương tự như ngồi vắt chéo chân, khi bạn ngồi co 1 chân lên cũng khiến trọng lực 2 bên xương chậu không đều nhau. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng khung xương chậu bị lệch.
Hơn nữa, khi ngồi co gối như thế thì cột sống có xu hướng cong lại nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống. Tốt nhất, nếu có thói quen ngồi co 1 chân lên thì bạn nên bỏ chú ý bỏ ngay để không ảnh hưởng đến chuyện sinh đẻ về sau.