Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật.
Các triệu chứng khi bị men gan cao rất nhận biết. Người bệnh chỉ thấy hơi đau ở hạ sườn phải, bụng trướng nhẹ, xuất hiện sự giãn các vi mạch ở cổ, mặt…
Ảnh minh họa
Nhiều trường hợp dù bị men gan rất cao nhưng không có các triệu chứng lâm sàng, người bệnh vẫn lao động, học tập bình thường. Giai đoạn này có thể chỉ vài tuần, có khi kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nhiều người vẫn dùng rượu bia, thuốc lá, sử dụng những chất không có lợi cho gan… làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo. Nếu người bệnh chủ quan và không được chữa trị kịp thờibệnh có thể dẫn đến các biến chứng khó lường cũng như sẽ bỏ qua “thời gian vàng” để điều trị các bệnh lý nghiêm trọng khác về gan như viêm gan mãn, xơ gan, ung thư gan.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật.
Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh. Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật.
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Thủy- Ủy viên BCH Hội Gan Mật TP HCM, men gan là những enzym xúc tác cho các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào gan. Khi tế bào gan bị hủy hoại và vỡ ra, các men sẽ được phóng thích ra ngoài máu làm tăng men gan. Như vậy, khi men gan cao có nghĩa tế bào gan đang bị tổn thương và hủy hoại. Gan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Gan phải hoạt động một cách cật lực để chuyển hóa, tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể, phải lọc, khử độc và bài tiết các độc chất ra khỏi cơ thể, phải thường xuyên chống chọi với các tác nhân gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, gan rất dễ bị tổn thương.
Rượu bia là độc chất trực tiếp đối với gan. Theo các chuyên gia, nguyên nhân thường gặp nhất làm men gan cao ở nước ta là bệnh viêm gan do virus như viêm gan virus A, B, C… vì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan virus khá cao. Kế đến là viêm gan do uống nhiều rượu bia, mà chúng ta hay tự hào vô lối về số lượng bia rượu sản xuất hàng năm.
Rượu bia là độc chất trực tiếp đối với gan: nếu uống ít và không thường xuyên, gan vẫn đủ sức để khử các độc chất do rượu sinh ra nhưng nếu uồng nhiều > 60g cồn/ngày và thường xuyên thì độc chất của rượu không được hóa giải sẽ gây tác hại cho gan. Tiếp theo là bệnh gan nhiễm mỡ đang có chiều hướng gia tăng do lối sống và điều kiện dinh dưỡng có nhiều thay đổi. Nhiều trường hợp men gan cao, đặc biệt là men GGT (glutamyl transpeptidase) là chỉ dấu duy nhất của tình trạng dư mỡ trong gan và trong cơ thể.
Ngoài ra, chúng ta còn phải cảnh giác đối với các trường hợp lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt và ngay cả các loại thực phẩm chức năng cũng như các thuốc có nguồn gốc thảo dược được xem là vô hại cũng có khi ảnh hưởng đến gan và gây viêm gan do thuốc. Một số độc chất khác như các thuốc trừ sâu, một số loại nấm độc… cũng có thể làm men gan cao. Còn lại là các nguyên nhân khác như suy tim, thiếu máu vùng gan, các bệnh rối loạn về chuyển hóa các chất trong cơ thể cũng là những trường hợp gây tăng men gan…
Để phòng tránh các bệnh gây tăng men gan, chúng ta cần đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm các trường hợp tăng men gan nhằm chẩn đoán và điều trị đúng cách để hạn chế tình trạng viêm gan mạn tính có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan sau này. Đối với các bệnh viêm gan virus, chúng ta có thể phòng ngừa được viêm gan virus A và B bằng cách đi chủng ngừa, nhất là cho các trẻ nhỏ. Nên hạn chế rượu bia, mặc dù phải giao tiếp trong công việc nhưng chúng cũng phải ý thức tự mình hạn chế, không nên uống quá 40g cồn (tương đương 4 lon bia)/ngày và càng không nên uống thường xuyên mỗi ngày.
Men gan cao là hậu quả của quá trình tổn thương tế bào gan lâu dài nhưng điều trị không quá phức tạp. Do vậy, kể cả không phải dùng thuốc hay phải dùng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý, đồng thời nên sử dụng cà gai leo để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Đây là dược liệu đầu bảng được chứng minh hạ men gan nhanh chóng không hề thua kém các loại thuốc tân dược và an toàn hơn. Theo các công trình nghiên cứu cấp nhà nước và kiểm nghiệm lâm sàng, cà gai leo có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị men gan cao, làm tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan khỏi rượu bia, hóa chất độc hại.
PHẠM TIẾN
(Kiến thức gia đình số 26)