Các bác sĩ cảnh báo, ăn ít tinh bột hoặc kiêng ăn tinh bột hoàn toàn, cách làm đó tuy giảm cân hiệu quả nhưng hậu quả thì khôn lường. Người đã thực hiện chế độ ăn kiêng không tinh bột cũng rút ra kinh nghiệm: cách ăn kiêng này rất hại sức khỏe, nó khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
Chế độ ăn ít tinh bột mặc dù có nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe người ăn kiêng.
Chế độ ăn ít tinh bột hay còn gọi là chế độ ăn ketogenic (gọi tắt là chế độ ăn keto) là một chế độ ăn rất ít carbohydrate, giàu chất béo và có nhiều điểm tương đồng với chế độ ăn low – carb. Chế độ ăn này sẽ cắt giảm tối đa lượng carbohydrate nạp vào cơ thể và sẽ thay thế bằng chất béo.
Chế độ ăn ít tinh bột được nhiều người áp dụng để giảm cân. Ảnh minh họa
Trước kia, chế độ ăn này chủ yếu được kê cho trẻ em bị mắc bệnh động kinh, về sau, chế độ này được nhiều người áp dụng để giảm cân.
Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, ăn ít tinh bột hoặc kiêng ăn tinh bột hoàn toàn, cách làm đó tuy giảm cân hiệu quả nhưng hậu quả thì khôn lường. Người đã thực hiện chế độ ăn kiêng không tinh bột cũng rút ra kinh nghiệm: cách ăn kiêng này rất hại sức khỏe, nó khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ. Cụ thể là 6 tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe dưới đây:
Gây rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn ketogenic thấp tinh bột làm gia tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bởi có khoảng 12-50% những người thực hiện chế độ ăn này bị tiêu chảy, nôn, táo bón và đau dạ dày.
Gây rối loạn điện giải
Chế độ ăn ít carb được cho là gây mất điện giải, từ đó có thể gây chuột rút và mệt mỏi. Nếu bạn đang lên kế hoạch thực hiện chế độ ăn ít carb, hãy thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm để tránh tác dụng phụ.
Gây thiếu hụt vitamin và dinh dưỡng
Khi thực hiện chế độ ăn ít carb, hàm lượng canxi, magiê và axit amin hấp thu vào cơ thể rất thấp.Ngoài ra, họ cũng có thể bị thiếu vitamin B12 và vitamin D. Khoảng 2-5% bệnh nhân được chẩn đoán thiếu vitamin trong khi thực hiện chế độ ăn ketogenic.
Nguy cơ mắc bệnh cơ tim
Mặc dù rất ít người bị bệnh cơ tim do chế độ ăn ketogenic nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo rằng đó có thể là một tác dụng phụ. Bệnh này ảnh hưởng tới cơ tim và ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của tim tới các cơ quan trong cơ thể. Tác dụng phụ này cũng xảy ra sau khi thực hiện chế độ ăn ketogenic trong thời gian dài.
Gây rối loạn chức năng gan
Chế độ ăn ketogenic hoặc ít carb không chỉ gây sỏi thận ở một số bệnh nhân động kinh mà còn gây bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nếu thực hiện trong thời gian dài. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do gan phải chịu nhiều áp lực khi cố gắng sản sinh glucose từ chất béo và protein, từ đó dẫn tới tăng lượng ammoniac – một trong những thủ phạm làm tổn thương gan.
Gây sỏi thận
Một số nghiên cứu cho thấy 1/20 trẻ thực hiện chế độ ăn ít tinh bột có thể bị sỏi thận và ngay cả những người chuyển sang chế độ ăn này để giảm cân cũng có nguy cơ tương tự.
Thạc sĩ Doãn Tường Vi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 khuyến cáo trên tờ VnExpress, carbonhydrate là thủ phạm chính gây ra mỡ thừa ở bụng, mông, đùi. Chất này có trong cơm, bánh mì, bột mì, khoai tây, mì, cà rốt, hoa quả, một số loại rau nhiều tinh bột… Vì thế muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng, cắt giảm lượng carbonhydrate tiêu thụ hàng ngày cũng là một cách hay.
Dù vậy, theo bác sĩ cắt giảm lượng carbonhydrate không có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa chất này. Vì cơ thể con người cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng là bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu một trong các chất này có thể khiến cơ thể suy yếu, rối loạn chuyển hóa, trong khi đa số những người thừa cân, béo phì đều đã bị rối loạn phần nào.
Bà Tường Vi cho rằng, nếu muốn giảm cân bằng cách giảm chất bột – đường, cần ăn theo chế độ giảm từ từ. Muốn ăn ít cơm, trong bữa ăn có thể dùng rau xanh và uống nước trước để làm đầy dạ dày, bớt cảm giác thèm ăn. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, ăn các đồ luộc, hấp cho bớt năng lượng, kết hợp với chế độ vận động hợp lý.