Trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp thì cũng đều xuất hiện búi trĩ (có thể là ở bên trên, hay dưới đường lược hay là viền hậu môn) và sẽ có hiện tượng chảy máu. Ngoài 2 đặc điểm chính trên, để nhận biết bệnh trĩ còn có thể qua những biểu hiện như: ngứa hậu môn, đại tiện khó khăn, nóng rát hậu, có dịch nhầy tiết ra ở hậu môn, người bệnh gặp nhiều phiền toái mỗi lần phải ngồi hay đứng quá lâu một tư thế.
Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi, hiện tại đang bị bệnh trĩ nội độ 3, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu, máu vẫn chảy thường xuyên mặc dù đang uống thuốc Tây y nhưng không đỡ. Tôi đang suy nghĩ tháng sau sẽ đi cắt bệnh trĩ nhưng đang rất lo lắng và liệu căn bệnh này có gây ra ung thư không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến hòm thư, xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Bệnh trĩ hiện nay là căn bệnh phổ biến nhất ở vùng hậu môn, thường bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng thì các búi trĩ lớn hơn và sa hẳn ra ngoài ống hậu môn kèm theo hiện tượng ra máu đỏ tươi chảy nhiều khiến không ít bệnh nhân bị mất máu và gây tâm lý hoang mang cho người bệnh.
Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh
Trong dân gian gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom, thực tế thì y học đã phân tích rõ ràng cơ chế sinh bệnh trĩ. Bệnh trĩ hình thành bởi tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị suy yếu, nên dễ bị phìng gập hay gãy khúc khi chịu những áp lực lớn từ ổ bụng. Chính sự phình giãn quá mức này của các tĩnh mạch mà đã làm xuất hiện những đám rối tĩnh mạch hay còn gọi là những búi trĩ.
Trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp thì cũng đều xuất hiện búi trĩ (có thể là ở bên trên, hay dưới đường lược hay là viền hậu môn) và sẽ có hiện tượng chảy máu. Ngoài 2 đặc điểm chính trên, để nhận biết bệnh trĩ còn có thể qua những biểu hiện như: ngứa hậu môn, đại tiện khó khăn, nóng rát hậu, có dịch nhầy tiết ra ở hậu môn, người bệnh gặp nhiều phiền toái mỗi lần phải ngồi hay đứng quá lâu một tư thế.
Đây là căn bệnh hình thành âm thầm nên khi bệnh ở giai đoạn đầu hầu như là những bệnh nhân sẽ rất chủ quan, không có những biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh bệnh kịp thời như là : không cải thiện chế độ ăn uống, hay dung nạp những đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu, bị chứng táo bón nhưng không chữa dứt điểm, lười vận động, ngồi ì một chỗ… tất cả những yếu tố này tác động và làm bệnh trĩ càng nặng nề hơn.
Theo như những thông tin bạn cung cấp thì bạn đã bị bệnh trĩ cấp độ 3, rất nặng, những búi trĩ đã lớn, nó không thể tự co lên hậu môn nữa mà phải nhờ vào tác động bằng tay. Còn với việc bạn sử dụng thuốc Tây thường xuyên mà vẫn không thấy đỡ là do tác dụng phụ của thuốc gây ra, bệnh trĩ nguyên nhân chủ yếu là do nóng trong người. Bạn dung nạp thuốc Tây quá nhiều chỉ giảm được những triệu chứng đau rát, giảm triệu chứng táo bón, chứ không điều trị gốc rễ của bệnh, sẽ làm cơ thể càng nóng hơn nếu uống quá nhiều thuốc kháng sinh.
Còn việc cắt trĩ thì bạn cần phải cân nhắc thật kỹ vấn đề này. Vì rất nhiều người cắt trĩ mà bệnh vẫn tái phát lại, đơn giản vì chúng ta luôn tưởng rằng chỉ những người mắc trĩ mới có búi trĩ nhưng hoàn toàn không phải, cơ thể con người ai cũng có 12 búi trĩ xếp khít với nhau tạo thành van hậu môn rất chắc chắn, đến không khí cũng không thể lọt qua, van hậu môn chỉ mở khi chúng ta nén khí đánh hơi và khi đi đại tiện. Khi phẫu thuật cắt mất búi trĩ, sự liên kết chắc chắn của van hậu môn đã bị phá vỡ, kết hợp với việc bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị bệnh trĩ có hoạt chất hóa học trong thời gian dài khiến cơ địa ngày càng nóng trong, dẫn đến hiện tượng người bệnh bị táo bón, phân vón cục, không những khó thải ra ngoài khiến bệnh nhân phải ra sức rặn mà còn cào vào búi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng gây chảy máu, tác động đến những búi trĩ còn lại khiến chúng trượt khỏi vị trĩ ban đầu, tiếp tục sa ra ngoài. Nếu bệnh nhân tiếp tục cắt các búi trĩ tiếp theo thì nguy cơ mắc trĩ của họ sẽ dễ dàng hơn vì van hậu môn ngày càng “lỏng lỏe”
Vậy bệnh trĩ liệu có dẫn đến ung thư không?
Vì vậy mà bạn cần lựa chọn phương pháp chữa bệnh cho phù hợp, hiện nay rất nhiều người đã chuyển hướng điều trị căn bệnh này bằng Đông y, vì vừa an toàn hiệu quả, lại không gây ra tác dụng phụ.
Bệnh trĩ có gây ung thư không?
Đúng là có rất nhiều bệnh nhân bị sưng hậu môn, đại tiện ra máu và được kết luận là ung thư trực tràng. Bệnh trĩ mặc dù có một số dấu hiệu tương đồng với ung thư trực tràng nhưng nó không liên quan đến bệnh ung thư trực tràng và dù nặng nề đến mức nào cũng không thể gây ung thư, nhưng những biến chứng viêm nhiễm của nó thì có thể dẫn tới ung thư.
Bệnh trĩ nếu để đến giai đoạn nặng và bệnh kéo dài không được điều trị chỉ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẹt búi trĩ, sa búi trĩ, nhiễm khuẩn và bội nhiễm:
– Tắc nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sa và phù nề, không đưa được vào ống hậu môn, những vận động mạnh tác động lên có thể làm trĩ bị tắc nghẹt. Khi trĩ tắc nghẹt thì mặt ngoài trĩ có màu xám, niêm mạc trong sẽ có màu nâu đỏ, sưng tấy và để lâu sẽ là hiện tượng hoại tử.
– Sa búi trĩ: Búi trĩ bị sa xuống nặng nề và sưng vù, chảy máu, bầm tím khiến bệnh nhân phải chịu những đau đớn, khó chịu. Trĩ sa nghẹt làm búi trĩ bị hoại tử, lở loét, và nhiễm khuẩn.
– Nhiễm khuẩn: Búi trĩ lớn thường kèm theo xuất hiện những dịch nhầy hôi hám tiết ra ở vùng hậu môn, kết hợp với đó là hậu môn nóng rát và sưng nề làm người bệnh đau đớn.
– Bội nhiễm: Máu chảy nhiều và vi khuẩn từ phân, nước tiểu sẽ làm nhiễm trùng nghiêm trọng quanh vùng hậu môn, nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy mà bệnh nhân khi có dấu hiệu thấy mình có khả năng bị mắc trĩ thì hãy đi khám và điều trị ngay, nếu những bệnh nhân đã bị nặng cũng cần lưu ý cân nhắc chọn cho mình những phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả và an toàn nhất.