Cách nhận biết trẻ mắc bệnh thủy đậu


Có khoảng 90% trẻ em sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu có người thân bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp, khi trực tiếp tiếp xúc với người bị bệnh, sẽ bị nhiễm nếu hít phải virus khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Virus này có thể tồn tại trong không khí khoảng vài giờ.

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu thường gặp ở trẻ em, dễ thành dịch và do virut thuỷ đậu gây ra.

Tuy virus lành tính, không gây hại trực tiếp đến cơ thể trẻ nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào và viêm gan,… Bạn cần biết dấu hiệu nhận biết mắc bệnh thủy đậu để phát hiện bệnh sớm cũng như có cách xử lý đúng cách nếu chẳng may mắc bệnh.

20170725175912 cach chua benh thuy dau o tre em Cách nhận biết trẻ mắc bệnh thủy đậu
Các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn

Có khoảng 90% trẻ em sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu có người thân bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp, khi trực tiếp tiếp xúc với người bị bệnh, sẽ bị nhiễm nếu hít phải virus khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Virus này có thể tồn tại trong không khí khoảng vài giờ.

Dấu hiệu đầu tiên khi lên cơn bệnh chính là sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ hoặc lên đến hơn 500 mụn trên thân thể.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, các bệnh nhân thường có biểu hiện như sốt từ 38-39 độ, uể oải, hay chán ăn, họng bị viêm đỏ và có hạch sau tai. Nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách, đồng thời tăng sức đề kháng thì người chỉ nổi ít mụn và nhanh khỏi hơn.

Trẻ xuất hiện các nốt phỏng nước lan dần khắp cơ thể

Sau khi bị sốt, đau đầu.. trẻ thường nổi lên các vết phát ban đỏ, gây ngứa trên da. Thường xuất hiện đầu tiên trên bụng hoặc lưng và mặt, sau đó lan đến hầu hết các nơi khác trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục.

Mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính có chứa dịch trong. Tuy nhiên các trường hợp bị bệnh thủy đậu nặng thì mụn nước sẽ to hơn hoặc khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Biểu hiện các bọng nước khô dần và bong vảy

Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày nếu như không có các dấu hiệu biến chứng, thì các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu không may bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu mà các mẹ cần nắm được để sớm nhận biết bệnh và có các biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh gây những biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất, không ảnh hưởng đến sự học tập và vui chơi của trẻ, thì mỗi bà mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, có nghi ngờ là các triệu chứng của bệnh thủy đậu thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể sảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *