Cách nấu món canh khổ qua nhồi thịt cho một năm mới ‘cái khổ qua đi’

Người miền Nam quan niệm rằng vào những ngày Tết đến xuân về, ăn món khổ qua sẽ xua tan hết phiền muộn, khó khăn của năm cũ, đón một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc.

Với người Miền Nam, trong mâm cơm ngày Tết không thể thiếu được món canh khổ qua nhồi thịt.

recipe cover r27683 Cách nấu món canh khổ qua nhồi thịt cho một năm mới cái khổ qua đi

Người miền Nam quan niệm rằng vào những ngày Tết đến xuân về, ăn món khổ qua sẽ xua tan hết phiền muộn, khó khăn của năm cũ, đón một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc.

PHẤN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

– Khổ qua: 5-6 trái
– 200g thịt xay
– 2-3 miếng nấm mèo
– Hành lá, hành củ, ngò rí
– Tiêu, muối, bột nêm
– Nước dùng hầm xương hoặc nước lã

PHẦN 2: CÁCH NẤU CANH KHỔ QUA NHỒI THỊT

Bước 1: Nấm mèo ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá cắt rễ, lá úa, giập, rửa sạch, phần đầu trắng đập giập, xắt nhỏ. Phần lá xanh để riêng. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, bằm nhỏ. Rau ngò rí bỏ rễ, lá già úa, rửa sạch.

Bước 2: Thịt nạc vai rửa sạch, xay thật nhuyễn cho nhân không khô. Bạn cũng có thể thay bằng giò sống với tỷ lệ 2 phần thịt xay, 1 phần giò sống hoặc thay giò sống bằng cá thác lác. Cho thịt, nấm mèo, hành củ, đầu hành cùng chút bột nêm, tiêu trộn đều, ướp khoảng 15 phút.

Bước 3: Trong khi ướp thịt thì bạn chuẩn bị khổ qua. Khổ qua phải lựa trái mới hái, thuôn đều. Để dễ lấy ruột và món ăn được đẹp hơn thì đun một nồi nước. Nước sôi thêm 1 thìa muối và cho khổ qua vào chần khoảng 1 phút. Tắt bếp, cho khổ qua ngâm ngay vào nước lạnh.

Bước 4: Dùng dao mổ dọc một bên và moi lấy hết ruột.

Bước 5: Nhồi chặt nhân vào trong ruột trái khổ qua. Nhân phải được nhồi cho hơi đầy miệng trái. Dùng lá hành cột trái khổ qua để khi hầm nhân không bị lòi ra.

Bước 6: Đun sôi nước dùng hầm từ xương. Nếu không có, bạn có thể dùng nước thường, nêm chút bột nêm. Khi nước sôi lần lượt thả khổ qua từng trái vào xoong, đun lửa lớn cho sôi bùng lên, hớt hết bọt cho nước dùng được trong, sau đó hầm đến khi chín mềm.

Phải canh thời gian nấu thật khéo, vì nếu nấu chưa chín, lớp vỏ khổ qua sẽ còn cứng và khó ăn. Còn nếu nấu chín quá, lớp vỏ khổ qua sẽ bị mềm nhũn, mất ngon.

Khổ qua sau khi múc ra tô cần được điểm ít hành, ngò, tiêu xay để tăng màu sắc và mùi thơm.

Không chỉ là món ăn lấy may, khổ qua hầm còn rất mát và bổ. Vị đắng trong trái khổ qua chính là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy mụn nhọt rất hiệu quả.

Chúc các bạn thành công với cách nấu canh khổ qua dồn thịt cho ngày Tết thêm ý nghĩa!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *