Lạm dụng thuốc giải độc gan dễ gây tác dụng ngược

“Nhiều người tin rằng dùng thuốc giải độc gan sau khi uống bia, rượu là cách bảo vệ gan hữu hiệu, tuy nhiên không có loại thuốc nào có thể chống lại tác hại của bia, rượu, chất kích thích. Thực tế, có nhiều người sau một thời gian uống rượu và uống thuốc giải độc gan liên tục đã bị tổn thương gan, mà nguyên nhân có thể do cồn, cũng có thể do người bệnh đã tự ý uống tăng liều thuốc giải độc gan để hiệu quả gấp đôi, gấp ba…”

Giải độc gan dù là thuốc bổ, thế nhưng nếu được đưa vào cơ thể quá mức cần thiết, gan sẽ phải tăng cường làm việc để thải bớt các hợp chất dư thừa và làm tăng áp lực cho gan.

gan Lạm dụng thuốc giải độc gan dễ gây tác dụng ngược
Dù là sử dụng thuốc bổ hay các loại thuốc thảo dược thì cũng không nên lạm dụng và tốt nhất là nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Loạn thuốc giải độc gan

Chỉ cần gõ 4 từ “thuốc giải độc gan” trên thanh công cụ tìm kiếm của Google, chỉ trong khoảng 0,61 giây, bạn sẽ tìm được hơn 3 triệu kết quả – một con số đủ khẳng định mức độ phổ biến của loại thuốc này trong cuộc sống hàng ngày. Trên thị trường, thuốc giải độc gan có rất nhiều loại với nhiều thương hiệu và giá cả khác nhau. Bên cạnh các nhà sản xuất trong nước, còn cả các hãng nước ngoài khiến thị trường ngày càng trở nên sôi động. Để thu hút thêm sự chú ý của người tiêu dùng, các hãng dược còn tung ra sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho nam hoặc nữ.

Về mặt công dụng, hầu hết các nhà sản xuất đều khẳng định, thuốc của mình có tác dụng chữa trị: dị ứng, mụn nhọt, nổi mề đay do bệnh gan gây ra; chống suy giảm chức năng gan cho người dùng nhiều bia rượu; hỗ trợ giải độc gan cho người dùng nhiều thuốc và hóa chất; hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao…

“Nhiều người tin rằng dùng thuốc giải độc gan sau khi uống bia, rượu là cách bảo vệ gan hữu hiệu, tuy nhiên không có loại thuốc nào có thể chống lại tác hại của bia, rượu, chất kích thích. Thực tế, có nhiều người sau một thời gian uống rượu và uống thuốc giải độc gan liên tục đã bị tổn thương gan, mà nguyên nhân có thể do cồn, cũng có thể do người bệnh đã tự ý uống tăng liều thuốc giải độc gan để hiệu quả gấp đôi, gấp ba…”.

Bác sĩ Lê Quang Lộc (Nguyên Trưởng Liên khoa: Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt, Da liễu, Bệnh viện Xanh Pôn)

Cũng bởi loại thuốc này có tác dụng khá rộng, giúp khắc phục các biểu hiện điển hình nhất của sức khỏe nên nó được sử dụng rất phổ biến. Ngoài ra, với cam kết làm từ 100% thảo dược nên thuốc giải độc gan phần lớn được sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ.

Chị Nguyễn Thu Hằng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi hay ăn đồ cay, nóng nên người lúc nào cũng ngứa ngáy, mụn nhọt nổi rất nhiều nên thường xuyên sử dụng thuốc giải độc gan. Còn ông xã hay bia rượu nên cũng phải dùng thuốc này để hỗ trợ giải độc cơ thể”. Chị Nguyễn Thu Hằng cho biết thêm thời gian gần đây, chị uống thuốc giải độc gan quanh năm, suốt tháng để thải bớt chất độc từ môi trường, thực phẩm. Một nguyên nhân nữa khiến chị Hằng càng yên tâm là do thuốc được làm từ 100% thảo dược nên không có hại cho sức khỏe.

Thảo dược vẫn có thể gây hại

Thực tế, lạm dụng thuốc giải độc gan là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Theo bác sĩ Lê Quang Lộc, nguyên Trưởng Liên khoa: Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt, Da liễu, Bệnh viện Xanh Pôn, sở dĩ như vậy là do nhiều người nhầm về công dụng của thuốc cũng như hiểu nhầm về các biểu hiện bệnh.

Chẳng hạn, đa số mọi người đều nghĩ rằng, ngứa ngáy, mụn nhọt, ăn không ngon là gan bị nóng, và để hạ nhiệt gan, người ta sẽ nghĩ ngay đến thuốc giải độc. Thế nhưng, sự thực đây còn là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác như rối loạn nội tiết, dị ứng, viêm da… Và dùng thuốc giải độc gan trong những trường hợp như thế này là “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”, thực sự không hiệu quả, hoặc nếu có chỉ là rất ít.

Bác sĩ Lê Quang Lộc cho biết thêm, nhiều người tin rằng dùng thuốc giải độc gan sau khi uống bia, uống rượu là cách bảo vệ gan hữu hiệu, tuy nhiên không có loại thuốc nào có thể chống lại tác hại của bia rượu, chất kích thích. Muốn thuốc có tác dụng, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, nếu sử dụng tùy tiện sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Thực tế, có nhiều người sau một thời gian uống rượu và uống thuốc giải độc gan liên tục đã bị tổn thương gan, mà nguyên nhân có thể do cồn, cũng có thể do người bệnh đã tự ý uống tăng liều thuốc giải độc gan để hiệu quả gấp đôi, gấp ba…

Bất cứ loại thuốc nào cũng vậy, dù là thảo dược thì vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn, tác dụng của nhân trần là lợi mật, nhuận gan, nhưng nếu không có bệnh và dùng hàng ngày thì nó lại khiến nhuận gan quá mức, khiến gan tiết ra nhiều dịch hơn. Như vậy là vừa hại gan, vừa hại sức khỏe. Tương tự, mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng kháng viêm, giải nhiệt, song nếu dùng quá mức sẽ làm tăng men gan, thiếu máu, tán huyết…

Hơn nữa, nếu cơ thể vẫn khỏe mạnh, bình thường mà chúng ta lại tự ý bổ sung thêm các chất khác vào thì đương nhiên sẽ dẫn tới tình trạng thừa, quá mức. Điều này sẽ khiến gan phải làm việc vất vả hơn để loại bớt các chất đó ra khỏi cơ thể, do đó, hoàn toàn không có lợi. Cũng chính vì vậy, dù là sử dụng thuốc bổ hay các loại thuốc thảo dược thì cũng không nên lạm dụng và tốt nhất là nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *