Cổ tử cung có tác dụng bảo vệ cơ thể người phụ nữ, không các tác nhân lạ xâm nhập vào trong gây viêm nhiễm tử cung. Nếu trong thai kì, cổ tử cung đóng có tác dụng giữ cho em bé trong bụng mẹ được an toàn. Chính vì vậy, việc giữ cho cổ tử cung khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết.
Nếu bị bất kì bệnh nào ở “vùng kín” cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng có con của người phụ nữ, đặc biệt là những bệnh ở cổ tử cung. Cổ tử cung là van đóng – mở, ngăn cách giữa tử cung với bên ngoài. Cổ tử cung chỉ mở trong những ngày đèn đỏ và khi chuyển dạ sinh em bé.
Cổ tử cung có tác dụng bảo vệ cơ thể người phụ nữ, không các tác nhân lạ xâm nhập vào trong gây viêm nhiễm tử cung. Nếu trong thai kì, cổ tử cung đóng có tác dụng giữ cho em bé trong bụng mẹ được an toàn. Chính vì vậy, việc giữ cho cổ tử cung khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết.
Chị em có thể gặp một số bệnh khác ở cổ tử cung mà cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản như:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm. Vì bị lộ ra ngoài niêm mạc nên các tuyến này dể bị viêm nhiễm do vi trùng, do nấm, do ký sinh trùng hay các tạp trùng.
Viêm lộ tuyến tử cung có các biểu hiện như huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi. Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như đặt thuốc ở âm đạo, uống thuốc hoặc phải dùng các biện pháp diệt tuyến như đốt điện, áp lạnh… bởi nếu lộ tuyến không được điều trị khỏi thì viêm nhiễm rất dễ tái phát.
Polyp cổ tử cung: Polyp cổ tử cung là những u nhỏ, có thể xuất hiện ở mặt trong hoặc ngoài cổ tử cung với các kích thước lớn nhỏ khác nhau. Hầu hết các trường hợp bị polyp thường được phát hiện qua khám phụ khoa định kì. Bệnh polyp cổ tử cung có thể gây ra biểu hiện như ra huyết (nhất là sau khi quan hệ), đau khi quan hệ tình dục…
Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính phát triển tại cổ tử cung. Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Đây là bệnh nguy hiểm nhất và có thể gây tử vong.