Nếu không được phát hiện ra sớm và điều trị kịp thời, những bệnh dạ dày có thể gây ra hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.
Tất cả mọi người đều rất dễ mắc phải những chứng bệnh dạ dày. Nếu không được phát hiện ra sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.
Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy khoảng 1/5 dân số mắc phải các chứng bệnh liên quan tới dạ dày như đầy hơi, trào ngược hoặc táo bón.
Nếu không được phát hiện ra sớm và điều trị kịp thời, những bệnh dạ dày có thể gây ra hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Dưới đây là 5 bệnh về dạ dày thường gặp nhất mà ai cũng nên biết để đối phó:
1. Trào ngược axit
Trào ngược axit là tình trạng dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản, bệnh không chỉ đơn giản gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân mà còn có những biến chứng nặng nề như loét, chảy máu thực quản…
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Gastroenterology, khoảng 20% dân số ở Mỹ gặp các triệu chứng trào ngược axit hàng tuần, trong khi số liệu thống kê từ các dự án Y tế của Mỹ phát hiện ra rằng 60% người trưởng thành ở nước này cũng sẽ gặp phải triệu chứng ở một điểm nào đó trong cuộc sống của họ.
Ăn đồ ăn cay hay cam quýt và đi nằm ngay sau ăn uống có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác chẳng hạn như khó nuốt, bị sụt cân không rõ lí do hoặc bạn bị thiếu máu thì bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và có cách điều trị nhanh chóng, phù hợp và hiệu quả nhất.
2. Khó tiêu
Nếu bạn cảm thấy bị đau, đầy hơi hoặc buồn nôn sau khi ăn một bữa ăn lớn một cách thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa (hay còn gọi là chứng khó tiêu).
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa cho thấy rằng có khoảng 20% tới 40% người dân Mỹ thường xuyên phải đối phó với những rắc rối liên quan tới chứng khó tiêu.
3. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Người gặp phải hội chứng này có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc cả 2. Theo Quỹ Quốc tế thống kê về số người bị rối loạn tiêu hóa ở Hoa Kỳ hằng năm là từ 25-45 triệu người. Thật không may, các chuyên gia không chắc chắn chính xác những gì IBS gây ra (đó là một căn bệnh mãn tính). Đây cũng là bệnh mà phụ nữ có nguy cơ mắc phải nhiều hơn so với nam giới.
Bất kể, nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào lạ chẳng hạn như đi tiêu về đêm, đi tiêu ra máu, sốt, thiếu máu và giảm cân không chủ ý thì đó là dấu hiệu đáng chú ý mà bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế và nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn để có thể kiểm soát được các triệu chứng của bạn.
Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử gia đình liên quan tới bệnh về dạ dày thì cũng nên thường xuyên đi kiểm tra xem bạn có bị mắc ung thư đại tràng hay không. Bạn nên thường xuyên đi khám để kiểm tra xem bạn có bị ung thư ruột kết không vì loại ung thư này không hề có các triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu.
4. Táo bón
Ở phụ nữ, đôi khi táo bón lại là dấu hiệu của rối loạn chức năng sàn chậu (mất sự phối hợp giữa sàn chậu và cơ bắp ở hậu môn) và nó có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, gần 15% người lớn bị táo bón thường xuyên. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì bạn nên đi khám để xem có khối u hay bất kì sự tắc nghẽn nào đó có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề này.
5. Đau bụng
Đau bụng là chứng đau phổ biến ở phụ nữ nhưng nếu bạn hay bị đau bụng ở một vị trí xác định thì bạn nên đi kiểm tra ngay vì tình trạng này có thể trở nên trầm trọng nếu để lâu mặc dù nó không nguy hiểm. Nếu như bạn cảm thấy bị đau buốt hoặc vị trí bị đau bụng lại bị thay đổi thì bạn nên có một buổi thăm khám kĩ lưỡng xem bạn có bị đau dạ dày hay không để còn có biện pháp điều trị kịp thời.