Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm xoang như môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, khói bụi… Hoặc viêm xoang cũng phát từ các bệnh như do sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên, nhiễm trùng hốc mắt, nhiễm virus siêu vi (sởi, cúm, amidan…). Ngoài ra còn có nguyên nhân do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch không tự bảo vệ được cơ thể.
Viêm xoang là một bệnh thường xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm xoang được phân loại dựa trên thời gian tiến triển của bệnh như viêm xoang cấp, viêm xoang bán cấp và viêm xoang mạn tính. Trong đó, viêm xoang cấp (kéo dài ít hơn ba ngày) thường xảy ra sau viêm mũi dị ứng, nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp (từ một đến ba tháng) và mạn tính (trên ba tháng) là kết quả của việc điều trị viêm mũi không triệt để.
Cạnh đó, cũng có thể phân loại theo tình trạng viêm thành viêm xoang nhiễm trùng và không nhiễm trùng.
Nguyên nhân viêm xoang
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm xoang như môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, khói bụi… Hoặc viêm xoang cũng phát từ các bệnh như do sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên, nhiễm trùng hốc mắt, nhiễm virus siêu vi (sởi, cúm, amidan…). Ngoài ra còn có nguyên nhân do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch không tự bảo vệ được cơ thể.
Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu thường gặp của viêm xoang là đau đầu, tăng nhạy cảm vùng mặt hay đầu, đau vùng má, hốc mắt, trán hoặc có thể lan từ đỉnh đầu xuống gáy, rất khó chịu, mệt mỏi. Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm. Thường đau nặng hơn vào sáng sớm, đêm khuya, 25% bệnh nhân có sốt trong viêm xoang cấp.
Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng khác như nghẹt hoặc tắc một (hai) mũi. Dịch tiết từ mũi tùy theo mức độ bệnh nặng, nhẹ mà có màu từ trắng đục, vàng nhạt hoặc màu xanh đục, mùi hôi. Và cũng tùy vào vị trí xoang bị viêm mà dịch có thể chảy ra phía mũi hay xuống họng. Viêm các xoang trước thì chảy dịch ra phía mũi, viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng và gây ho khan, ngứa cổ gây ho, ho nhiều về đêm, đau rát cổ, luôn làm người bệnh khụt khịt mũi.
So sánh xoang bình thường và xoang bị viêm. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng nhận biết rõ thứ hai là ảnh hưởng tới khứu giác, làm người bệnh có thể ngửi kém hoặc điếc mũi do mũi bị viêm, phù nề nhiều làm mùi không len lỏi được lên đến thần kinh khứu giác.
Với trường hợp bị viêm xoang hàm do răng, chỉ xoang hàm một bên bị viêm nặng do vi khuẩn từ sau răng đưa vào xoang, dịch chảy ra từ xoang qua mũi có mùi rất hôi. Đầu bị đau toàn bộ hoặc nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt… mất khả năng tập trung, chán ăn, mệt mỏi.
Viêm xoang thường viêm tại bốn vị trí phổ biến như xoang hàm, xoang trán, xoang sàn và xoang bướm. Trong đó, viêm xoang hàm là đau nhức vùng má do niêm mạc xoang bị viêm nhưng xương không bị tổn thương. Viêm xoang trán cũng gây đau nhức giữa hai lông mày, thường là vào một giờ cố định.
Ngoài ra, viêm xoang sàng sẽ gây đau nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi và viêm xoang bướm thường gây ra hiện tượng chảy dịch, dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng.
Viêm xoang bị rất nhiều người tưởng lầm là viêm họng, viêm amidan và nhất là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi liên tục, nhất là buổi sáng mới ngủ dậy mũi cũng bị chảy dịch trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Nếu không được chữa dứt điểm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như suy đường hô hấp, viêm họng và loạn cảm họng, luôn cảm thấy họng đau nhói từng cơn, có gì đó vướng ở cổ họng. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới thị giác, gây nhìn kém, nhiễm trùng ổ mắt, viêm thần kinh thị giác, đau mắt, nhiễm trùng tai, đau nhức xương trán hay xương hàm trên.
Phòng ngừa bệnh viêm xoang
Để phòng bệnh viêm xoang, điều đầu tiên cần nhớ là luôn đeo khẩu trang khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường có nhiều bụi bặm. Ăn uống đủ dinh dưỡng. Không nên dùng các loại tinh dầu như quế, hồi làm cao xoa bóp cho trẻ nhỏ khi nghẹt mũi vì chúng rất dễ gây ra kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
Với những người mẫn cảm hoặc có cơ địa viêm mũi dị ứng nên phòng, tránh các loại phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, đồ ăn dễ gây dị ứng… Ngoài ra, bệnh này có thể lây lan, do đó người bệnh không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác.
Đối với những người ở trong môi trường có máy lạnh, không nên hạ nhiệt độ máy lạnh xuống quá thấp dưới 26 độ C. Giữ ấm cơ thể, nhất là khu vực tai, trán, mũi và cổ.
Theo T. Hương (Pháp luật TPHCM)