Sử dụng thuốc tránh thai có thể kéo theo các tác dụng phụ dẫn đến chậm kinh hoặc mất kinh. Lựa chọn các biện pháp tránh thai khác bao gồm vòng tránh thai nội tiết (IUD), cấy ghép hoặc tiêm có thể gâyrối loạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều hoặc bị mất và bác sĩ phụ khoa Arundhati Dhar sẽ chia sẻ với bạn một số nguyên nhân như sau:
1. Căng thẳng
Vùng dưới đồi, một khu vực trong não bộ tập trung nhiều hóc môn điều tiết chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị tác động do căng thẳng. Do vậy, nếu bạn đang phải trải qua những biến cố trong cuộc sống thì căng thẳng có thể trở thành nguyên nhân làm chậm hoặc nhỡ chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
2. Rối loạn tuyến giáp
Sự mất cân bằng tuyến giáp bao gồm suy giáp và cường giáp có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, bạn phải đi khám tại bệnh viện nếu nhận thấy một số triệu chứng của bệnh tuyến giáp.
3. Bệnh mạn tính
Một số bệnh mạn tính như bệnh Celiac (do không dung nạp lactose) không được chẩn đoán hoặc điều trị có thể ảnh hưởng đến chức năng của toàn bộ cơ thể và dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
4. Thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai có thể kéo theo các tác dụng phụ dẫn đến chậm kinh hoặc mất kinh. Lựa chọn các biện pháp tránh thai khác bao gồm vòng tránh thai nội tiết (IUD), cấy ghép hoặc tiêm có thể gâyrối loạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
5. Mãn kinh sớm
Điều này rất hiếm gặp, tuy nhiên một số phụ nữ dưới 40 tuổi đã bị mãn kinh sớm do suy buồng trứng. Bên cạnh các triệu chứng mất kinh của thời kỳ mãn kinh sớm, bạn có thể bị đổ mồ hôi ban đêm, bốc hỏa và khô âm đạo.
6. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):Một sự mất cân bằng hóc-môn có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Rậm lông trên mặt và lưng, có nguy cơ bị vô sinh và rất khó giảm cân là một số triệu chứng của PCOS.