Trong vòng 60 năm qua, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên đáng kể cùng với số lượng người hút thuốc gia tăng. Trung bình người hút thuốc tăng nguy cơ liên quan tới ung thư phổi từ 5-10 lần. Ung thư phổi không phổ biến ở người không hút thuốc.
Hút thuốc được biết tới là tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ung thư phổi và đây cũng là một trong nhiều bệnh ung thư mà người hút thuốc mắc phải.
Những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh khí phế thũng, viêm cuống phổi, đây là hai dạng của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc liên quan tới 90% của tổng số các ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính về phổi. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Nguy cơ viêm đường hô hấp như viêm phổi, bệnh cúm ở người hút thuốc cao hơn so với người không hút thuốc.
Ung thư phổi do thuốc lá chiếm hơn 3/4 tỷ lệ các bệnh ung thư do hút thuốc.
Ung thư phổi
Ở hầu hết các nước, thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90% ca tử vong vì ung thư phổi. Thực tế ung thư phổi là căn bệnh hiếm thấy trước khi sử dụng thuốc lá trở nên phổ biến. Trong vòng 60 năm qua, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên đáng kể cùng với số lượng người hút thuốc gia tăng. Trung bình người hút thuốc tăng nguy cơ liên quan tới ung thư phổi từ 5-10 lần. Ung thư phổi không phổ biến ở người không hút thuốc. Nhiều nghiên cứu đã xác định 3 xu hướng quan trọng:
1. Nguy cơ ung thư tăng với số lượng thuốc hút/số thuốc trong ngày.
2. Nguy cơ ung thư tăng với thời gian hút thuốc, đo lường theo năm.
3. Nguy cơ ung thư tăng với người bắt đầu hút thuốc khi còn trẻ.
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính: Khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là sự phân loại bệnh để chỉ sự ảnh hưởng của phổi liên quan với sự cản trở đường dẫn khí. Hai dạng chính của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây cả hai bệnh trên.
Khí thũng hình thành trong thời gian dài khi tiếp xúc thường xuyên với các chất độc. Khí thũng sẽ phát bệnh khi phế nang trong phổi bị phá vỡ, trở nên ít đàn hồi hơn và khả năng trao đổi ôxy kém hơn. Bởi vì những ảnh hưởng tới phổi là không thể tránh khỏi, người có bệnh khí thũng thường nhờ vào sự bổ sung ôxy từ bình chứa ôxy. Một dạng bệnh khác của các bệnh mạn tính về phổi là viêm phế quản mạn tính. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh này là khó thở và nhiều đờm. Trong một nghiên cứu theo dõi 40 năm của các bác sĩ nam giới ở Anh, so sánh tỷ lệ tử vong hàng năm của 100.000 nam giới về các bệnh mạn tính về phổi thì 10 người không hút thuốc, 57 người đã từng hút thuốc và 127 người hiện đang hút thuốc.
Mối liên quan giữa sử dụng thuốc và các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính mạnh tương tự như mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi. Bởi vì người hút thuốc thường bị suy yếu chức năng niêm mạc phế quản hơn người không hút thuốc, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ môi trường, lây nhiễm và các khói độc. Ước tính, các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính ở người hút thuốc cao hơn 10 lần so với người không hút thuốc và sử dụng thuốc lá có thể liên quan tới hầu hết các ca tử vong các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hen
Ở người hút thuốc bệnh hen sẽ bị nặng hơn. Người mắc bệnh hen là người hút thuốc thì phải chịu: nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng và ảnh hưởng tới sự lưu thông khí ở các đường thở nhỏ. Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong vì bệnh hen trong số người đang hoặc đã từng hút thuốc là gấp đôi so với người không hút thuốc: 3,7 trên 100.000 so với 8,3 trên 100.000.
Các bệnh hô hấp
Các bệnh hô hấp cấp tính
Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. Người hút thuốc không chỉ phải chịu đựng mắc bệnh tật nhiều hơn mà họ phải chịu bệnh tật ở mức độ nặng hơn. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần.
Các bệnh hô hấp mạn tính
Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mạn tính bao gồm viêm phổi, làm tổn thương quá trình sinh học ảnh hưởng đến phế quản và phế nang phổi, làm hạn chế phát triển chức năng phổi ở trẻ em, vị thành niên và chứng giảm chức năng phổi người lớn, gây ra các triệu chứng hô hấp quan trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh khi mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai…