Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm; 5-30g đường; 2g vitamin A; 89g vitamin C; 2,6g canxi; 2,2g phospho… Lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy…
Lá hẹ không chỉ là loại rau được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh tật.
Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay, hơi chua, không độc, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, dùng trị ho cho trẻ em, chữa chứng ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau…
Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm; 5-30g đường; 2g vitamin A; 89g vitamin C; 2,6g canxi; 2,2g phospho… Lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy…
Trong thành phần của cây hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh. Vì vậy, hẹ có thể trị được ghẻ ngứa, chín mé, nhiễm trùng da…
Dưới đây là một số bài thuốc từ lá hẹ:
Lá hẹ trị chứng viêm họng nặng
Họng bị viêm nặng, sưng đau, ăn uống khó khăn thì lấy một nắm lá hẹ hơ nóng rồi đặt vào trước cổ, bó lại. Khi thấy lá hẹ nguội thì lại thay bằng nắm lá hẹ hơ nóng khác. Sau vài lần làm như thế bệnh sẽ khỏi.
Lá hẹ chữa hen suyễn (khó thở)
Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống. Khi lên cơn hen cấp: lá Hẹ một nắm sắc lên uống thì hạ cơn ngay.
Lá hẹ chữa ho trẻ em
Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho bát vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống nước dần trong ngày, 2-3 lần.
Lá hẹ chữa cảm mạo, ho do lạnh:
Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường rồi hấp chín, ăn cả cái và uống nước.
Lá hẹ chữa ra mồ hôi trộm
Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Đem hai thứ này hấp chín, nêm gia vị vừa ăn. Cần cho trẻ dùng hàng ngày đến khi hết bệnh.
Lá hẹ trị đi tiểu nhiều lần
Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g bột hỗn hợp này. Ngày uống 2 lần với nước ấm.