Huyết áp cao là một căn bệnh đáng sợ vì nó có thể dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim gây tử vong hoặc liệt ở người bệnh.
Cao huyết áp là một căn bệnh khá phổ biến trên thế giới hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết cáp có thể là do căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ…
Theo y học, huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành mạch máu nhằm đưa máu đi nuôi cơ thể. Có hai thông số để đánh giá huyết áp của một người là huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Huyết áp của một người bình thường có trị số huyết áp là 120/80 (huyết áp tối đa 120, huyết áp tối thiểu 80). Những người có huyết áp tối đa trên 140 mà huyết áp tối thiểu trên 90 được đánh giá là người mắc bệnh cao huyết áp.
Huyết áp cao là một căn bệnh đáng sợ vì nó có thể dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim gây tử vong hoặc liệt ở người bệnh.
Đã có một số nghiên cứu cho thấy, đàn ông dễ bị huyết áp cao hơn phụ nữ, người già dễ bị huyết áp cao hơn người trẻ. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao có thể là do hút thuốc lá, béo phì, chế độ ăn có quá nhiều muối, uống rượu quá nhiều, căng thẳng và tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Hiện nay có nhiều loại thuốc có khả năng duy trì huyết áp ổn định cho các bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc tây luôn cần lưu ý đến những tác dụng phụ mà nó mang lại. Trên thực tế, có nhiều loại thảo mộc đơn giản, dễ tìm nhưng lại hữu ích trong điều trị cao huyết áp. Gừng là một trong những loại thảo mộc như vậy. Gừng giúp kiểm soát huyết áp vì nó có thể cải thiện lưu thông máu và giãn các cơ xung quanh mạch máu, ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim.
Có rất nhiều cách để đưa gừng vào các bữa ăn hàng ngày như một loại thực phẩm lành mạnh và hữu ích trong kiểm soát huyết áp của các bệnh nhân. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thêm một số công thức nước uống kết hợp với gừng nhằm đẩy cao hiệu quả trong ngăn ngừa phòng và điều trị bệnh cao huyết áp.
Trà gừng nghệ
Tinh chất curcumin có trong nghệ giúp bảo vệ tim khỏi những tổn thương nguy hiểm.
Nghệ là một loại gia vị giàu curcumin giúp làm giãn mạch máu và bảo vệ tim khỏi những tổn thương liên quan đến sự căng thẳng. Hỗn hợp kết hợp giữ gừng và nghệ sẽ góp phần làm hạ huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.
Cách chuẩn bị một tách trà gừng nghệ rất đơn giản. Thành phần bạn cần chuẩn bị có bao gồm 1 túi trà, 1 muỗng cà phê nước ép gừng và ¼ muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê mật ong.
Sau khi hãm trà như cách thông thường, bạn cho hỗn hợp bao gồm nước ép gừng, nghệ và mật ong vào cốc, khuấy đều và thưởng thức. Uống trà này mỗi ngày giúp bạn duy trì được huyết áp ổn định và có một trái tìm khỏe mạnh hơn.
Nước ép gừng, củ dền, cần tây và táo
Củ dền kích thích cơ thể sản xuất các gốc tự do giúp làm giãn mạch máu; cần tây có chưa kali giúp loại bỏ muối natri dư thừa ra khỏi cơ thể, táo có chứa quercetin – một hoạt chất hữu ích giúp ngăn ngừa tăng huyết áp.
Thành phần cần chuẩn bị bao gồm: 1 mẩu gừng nhỏ, 1 củ dền, 1 quả táo và 4 nhánh cần tây.
Cách làm: Gọt vỏ gừng, củ dền và táo rồi cho tất cả hỗn hợp đã chuẩn bị trên vào một máy xay, xay nhuyễn. Lọc bỏ bã bằng một chiếc rây và thưởng thức. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì loại nước ép này tương đối khó uống. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì thì sẽ dần quen với mùi vị của nước.
Gừng và bạch đậu khấu
Bạch đậu khấu là một loại gia vị dùng trong nấu ăn có khả năng chống cao huyết một cách tuyệt vời. Kết hợp gừng với bạch đậu khấu trong phòng và điều trị cao huyết áp sẽ cho bạn kết quả nhanh và hiệu quả hơn.
Thành phần cần chuẩn bị: 1 muỗng cà phê bột đậu khấu, 1 nhánh gừng nhỏ đạp dập, 1 túi trà đen và nước nóng. Đun hỗn hợp trên khoảng 5 phút để tinh chất trong gừng và bạch đậu khấu được chiết ra hết, lọc hỗn hợp qua rây và thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm mật ong vào hỗn hợp này để trà có vị ngọt, dễ uống hơn.