Bệnh ngoài da mùa mưa lũ và cách dùng thuốc đặc trị

Những bệnh ngoài da đặc trưng trong mùa mưa lũ gồm: nước ăn chân, ghẻ, viêm nang lông, bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da… Để điều trị các bệnh này cần căn cứ theo thể bệnh mà dùng thuốc điều trị đặc hiệu được hiệu quả và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Hàng năm, sau mùa mưa lũ, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, trong đó có các loại bệnh ngoài da…

Hàng năm, sau mùa mưa lũ, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, trong đó có các loại bệnh ngoài da… Vậy dùng thuốc nào để trị các bệnh về da đặc trưng của mùa mưa lũ?

Những bệnh ngoài da đặc trưng trong mùa mưa lũ gồm: nước ăn chân, ghẻ, viêm nang lông, bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da… Để điều trị các bệnh này cần căn cứ theo thể bệnh mà dùng thuốc điều trị đặc hiệu được hiệu quả và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

thuoc tri benh ngoai da mua mua lu Bệnh ngoài da mùa mưa lũ và cách dùng thuốc đặc trị

Bệnh nước ăn chân

Bệnh nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Nguyên nhân do chân tay ngâm trong nước nhiều khiến cho tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Vị trí nước ăn chân hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5 kẽ ngón tay 3, 4.

Điều trị nước ăn chân thường dùng các thuốc bôi vào vùng da bị tổn thương như: dung dịch BSI 2%. Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70o). Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol… Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc.

Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như: griseofulvin, nizoral hoặc sporal…

Khi bị nước ăn chân người bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép, cần rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm hoặc nước cốt chanh để tránh tái nhiễm.

Ngoài ra, ở nước ta nhiều cây thuốc cũng được sử dụng để điều trị nấm như: rễ cây táo rừng, trầu không, kim ngân, chút chít, ké đầu ngựa, lá muồng trâu… Có thể vò nát một trong các thứ trên xát nhẹ vào chân hoặc nấu thành nước để ngâm chân cũng có kết quả tốt.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây nên và lây lan nhanh từ người này sang người khác, khi gặp điều kiện vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch.

Tây y có thể dùng một trong những loại thuốc bôi ngoài da để chữa ghẻ như: thuốc D.E.P. (dietyl phtalat) là thuốc chống muỗi vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và ít độc tính. Thuốc không nên dùng cho trẻ nhũ nhi và không bôi vào bộ phận sinh dục. Thuốc benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) có độ an toàn cao. Thuốc có chứa crotamintan 10% có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ, có thể bôi cho trẻ nhũ nhi và bôi vào vùng kín. Thuốc permethrin cream 5% (elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Thuốc trị bệnh ngoài da mùa mưa lũ
Viêm kẽ chân.

Đông y thường dùng lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, tắm nước muối, tắm biển… để chữa bệnh.

Đối với ghẻ vảy, ngoài thuốc bôi tại chỗ còn phải dùng thêm thuốc uống như ivermactin. Đây là thuốc được dùng để điều trị giun chỉ từ năm 1987 nhưng lại rất hiệu quả và an toàn trong điều trị ghẻ, đặc biệt là ghẻ vảy.

Lưu ý khi điều trị ghẻ, phải điều trị cho cả những người sống chung trong gia đình hoặc trong cùng đơn vị, ký túc xá sinh viên, tẩy uế quần áo, ga gối. Mùa hè phơi quần áo, ga gối 3 – 4 nắng. Quần áo giặt để 1 tuần sau mới được mặc lại.

Bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là một căn bệnh phổ biến ngoài da, căn nguyên thường gặp nhất là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, một số trực khuẩn Gram âm, một số loại nấm… Do thiếu nước sạch để sinh hoạt, vi khuẩn gây viêm nang lông phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa.

Các thuốc bôi ngoài da điều trị viêm nang lông khá tốt như betadin, các loại kem mỡ kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn tốt như: bactroban, fucidin… Đối với một số trường hợp bệnh nặng lan ra toàn thân thì nên sử dụng một số thuốc có tác dụng toàn thân, tùy theo tình trạng bệnh viêm nang lông như:

Viêm nang lông do tụ cầu: sử dụng kháng sinh đường uống thuốc nhóm amoxillin, nhóm cephalosporin, ciprofloxacin và metronidazol.

Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với kháng sinh chống nấm đường uống. Thuốc bôi như nizoral, canesten, mycoster… Thuốc chống nấm đường uống như itraconazole hoặc terbinafine. Đối với nấm men Candida dùng itraconazole hoặc fluconazol.

Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh do thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường sống và thân thể kém, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bệnh thường gặp ở người béo phì và xuất hiện ở những vị trí: hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng…. Phương pháp điều trị căn bệnh này là sử dụng dung dịch eryfluid và dùng kháng sinh đường uống.

Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân

Còn gọi là bệnh bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1 – 3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau, không đau, không ngứa. Bệnh do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius gây ra, phương pháp điều trị là ngâm rửa nước muối hàng ngày, sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ. Bệnh sẽ khỏi sau 1 đến 2 tuần.

Bệnh do ấu trùng xâm nhập da

Nguyên nhân gây bệnh do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập da người. Ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2 – 8 tuần, tối đa 2 năm và di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Triệu chứng nổi bật là người bệnh rất ngứa. Vị trí hay bị ấu trùng tấn công: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Phương pháp điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazole và uống thiabendazole từ 2 – 5 ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *