Thừa cân sẽ tăng tải trọng lên các khớp. Người béo phì tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể lên lưng, gối và hông với mỗi bước di chuyển. Nguy cơ phát triển bệnh xương khớp là cao hơn gấp 4 lần ở người béo phì. Vì vậy, giảm cân nặng dư thừa chính là một cách để phòng ngừa bệnh viêm xương khớp.
Viêm xương khớp là bệnh về khớp phổ biến nhất do sự lão hóa và tổn thương sụn khớp. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp và cho phép các xương trượt qua nhau. Khi sụn bị vỡ và mòn đi, các xương dưới sụn cọ sát vào nhau gây đau, sưng và cứng khớp, hình thành viêm xương khớp.
1. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới viêm xương khớp
– Tiền sử gia đình.
– Thừa cân tăng nguy cơ viêm ở các khớp hông, gối, mắt cá chân và bàn chân vì thừa cân khiến sụn khớp bị hao mòn nhiều hơn.
– Gãy xương hoặc các tổn thương khớp khác như chấn thương sụn và dây chằng trong khớp có thể dẫn tới viêm xương khớp sau này.
– Tập luyện nặng như nhảy, chạy bộ.
2. Làm gì để chống viêm xương khớp?
– Duy trì lối sống tích cực: Duy trì tập luyện tích cực giúp duy trì cử động cơ thể nói chung và khớp nói riêng. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện tại nhà thích hợp. Tập luyện dưới nước như bơi hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước là đặc biệt có lời.
– Giảm cân: Thừa cân sẽ tăng tải trọng lên các khớp. Người béo phì tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể lên lưng, gối và hông với mỗi bước di chuyển. Nguy cơ phát triển bệnh xương khớp là cao hơn gấp 4 lần ở người béo phì. Vì vậy, giảm cân nặng dư thừa chính là một cách để phòng ngừa bệnh viêm xương khớp.
– Massage: Liệu pháp mát-xa có thể giúp giảm đau tạm thời. Nhưng phải đảm bảo rằng bạn được mát-xa bởi người có kinh nghiệm để biết cách chữa trị với khu vực gối nhạy cảm.
– Bổ sung thực phẩm: Mặc dù chưa được chứng minh nhưng việc bổ sung glucosamine dường như không giúp ích trong việc kiểm soát viêm xương khớp.
Dữ liệu thực nghiệm đã cho thấy sự thiếu hụt vitamin B6 là một nguyên nhân dẫn tới tổn thương xương khớp. Do vậy bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt gà, chuối, bột yến mạch, hạt hướng dương, đậu nành.
Người bị viêm xương khớp cũng cần tránh thiếu hụt kẽm , selen và axit folic cải thiện viêm xương khớp. Lượng kẽm được khuyến nghị dùng mỗi ngày là 15 mg. Các nguồn giàu kẽm là con hàu, các loại hạt. Các nguồn giàu selen là tỏi, quế, ngũ cốc nguyên cám.
Hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung đủ thực phẩm giàu vitamin-C trong chế độ ăn vì những người bị viêm xương khớp được cho là bị thiếu vitamin C. Dứa tươi cũng rất tốt vì loại enzyme bromelain có trong dứa giúp giảm sưng và viêm do viêm xương khớp và viêm xương khớp dạng thấp.