Một số nghiên cứu khoa học cho biết, việc sử dụng nhiều ớt và kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt bột ớt đỏ, nếu bị nhuộm màu có thể chứa sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư.
Nếu không muốn bệnh dạ dày hành hạ, bạn hãy từ bỏ ngay những thói quen dưới đây:
Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Còn khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu…. Chính vì vậy bạn cần chú ý rằng đừng bao giờ để dạ dày mình quá no hoặc quá đói.
Lưu ý, nếu đói, khi ăn cần phải nhớ ăn từ từ và đừng ăn quá nhiều nếu không dạ dày của bạn sẽ phải làm việc quá sức.
Thói quen ăn uống cực nguy hiểm cho dạ dày (Ảnh minh họa).
Ăn nhiều món ăn cay
Một số nghiên cứu khoa học cho biết, việc sử dụng nhiều ớt và kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt bột ớt đỏ, nếu bị nhuộm màu có thể chứa sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư.
Với những người có hội chứng đại tràng kích thích hay viêm loét dạ dày – tá tràng, vị cay của ớt có thể hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Uống rượu bia khi đói
Theo nghiên cứu khoa học, các thức uống chứa cồn có tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Những triệu chứng bạn đầu thường bị bỏ qua như bụng trướng, nóng rát, hơi thở nóng, gấp gáp, đau thắt vùng thượng vị… Tuy nhiên lâu dần có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như viêm loét hay thậm chí ung thư dạ dày.
Vì vậy, trước khi uống bia rượu, hãy nhớ ăn trước món gì đó để bảo vệ dạ dày của bạn.
Ăn quá nhiều trước khi ngủ
Ăn quá nhiều trong bữa tối, đặc biệt là những thực phẩm khó tiêu trước khi ngủ sẽ ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần sẽ dẫn đến đau, viêm loét dạ dạy.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp bất thường, gây đau. Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các viết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Do vậy nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau.
Căng thẳng, làm việc quá sức
Khi bạn làm việc căng thẳng, quá sức sẽ dẫn đến sự suy kiệt năng lượng, kéo theo sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Từ đó, chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu. Điều này dẫn tới dạ dày dễ bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cung cấp máu. Khi dạ dày bị dư axit, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổi hại và gây ra tình trạng đau dạ dày.
Theo MH (Gia đình và xã hội)