Bệnh thoát vị đĩa đệm khi nào là nguy hiểm nhất ?


Thoát vị đĩa đệm nếu ở giai đoạn chớm thì hoàn toàn không nguy hiểm và có thể điều trị rất nhanh chóng. Song, sự biến đổi bất thường của bệnh khiến cho chúng ta rất khó kiểm soát và ngăn chặn.

Nếu như giai đoạn mới chớm thì thoát vị đĩa đệm không có gì đáng lo ngại, thậm chí, cơ hội chữa khỏi cũng rất cao thì ở những giai đoạn sau, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, có nguy cơ biến chứng thành bại liệt, tàn phế suốt đời.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chệch khỏi vị trí ban đầu, mất dần khả năng đàn hồi, nâng đỡ các khớp xương, gây ra những cơn đau đớn, tê buốt và căng cứng, làm giảm khả năng vận động. Bệnh trải qua 4 giai đoạn, tùy từng giai đoạn mà mức độ đau nhức, mệt mỏi và triệu chứng cũng rất khác nhau. Do vậy, cần căn cứ vào sự phát triển của bệnh để biết mức độ nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm nếu ở giai đoạn chớm thì hoàn toàn không nguy hiểm và có thể điều trị rất nhanh chóng. Song, sự biến đổi bất thường của bệnh khiến cho chúng ta rất khó kiểm soát và ngăn chặn.

cach don gian phong thoat vi dia dem 0743072 Bệnh thoát vị đĩa đệm khi nào là nguy hiểm nhất ?
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm:

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên của bệnh, hay còn gọi là giai đoạn chớm. Lúc này, nhân nhầy của đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng phần bao xơ chưa bị rách nên bệnh nhân hầu như chỉ cảm thây hơi tê cứng. Cơn đau cũng không nhiều và thường xuyên.

Giai đoạn 2: Đĩa đệm bắt đầu phình ra. Vòng bao xơ bắt đầu suy yếu khiến cho nhân nhầy bị lồi ra, chèn vào các rễ thần kinh. Bệnh nhân bắt đầu gặp phải những cơn đau và tê dại ở vùng bị bệnh.

Giai đoạn 3: Bệnh ở giai đoạn này khá trầm trọng. Vòng xơ đã bị đứt/rách khiến cho nhân nhầy thoát hẳn ra ngoài. Chúng chèn lên dây thần kinh, làm hạn chế vận động. Không chỉ thế, người bệnh cũng bị hành hạ bởi những cơn đau. Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu và có nguy cơ bại liệt.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất. Bao xơ đĩa đệm bị phá vỡ, nhân nhày biến dạng hoàn toàn khiến cho khang xương bị giảm hẳn, bệnh nhân đau đớn dữ dội, xuất hiện hiện tượng teo cơ, tê liệt, thậm chí là tàn phế.

Đáng ngại hơn cả là thoát vị đĩa đệm có thể không trải qua từng giai đoạn. Nó có thể đột biến do nhiều tác động từ trong/ngoài cơ thể. Bởi vậy, việc điều trị cần tiến hành thật sớm để không gây ra những biến chứng đáng ngại.

Do đó, mọi người cần biết về nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, những yếu tố khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng cũng như cách chữa trị căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện những bài tập vừa sức cũng sẽ rất có lợi, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *