Nhiều người vẫn nghĩ gan nhiễm mỡ là căn bệnh ở người lớn song thực tế không ít người trẻ tuổi, thậm chí cả trẻ nhỏ cũng mắc bệnh này. TS.BS Vũ Trường Khanh, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, gan nhiễm mỡ không phải bệnh ác tính nhưng để lâu có nguy cơ tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
Trẻ em sinh ra từ các bà mẹ bị béo phì khi bắt đầu mang thai có thể có nguy cơ mắc bệnh gan ở độ tuổi thanh thiếu niên cao gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gan ở thanh thiếu niên.
Theo Vietnamnet dẫn thông tin từ Boldsky, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là tình trạng tích tụ mỡ ở gan được xác định dựa vào hình ảnh học hoặc sinh thiết gan, sau khi loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây nhiễm mỡ ở gan như do rượu, do thuốc, hoặc các bệnh lý như viêm gan siêu vi… Đây là tình trạng rối loạn gan phổ biến nhất ảnh hưởng đến 1/4 dân số trưởng thành.
Nó xảy ra khi chất béo tích tụ trong tế bào gan ở những người không uống quá nhiều rượu và thường liên quan đến béo phì và kháng insulin.
Các phát hiện cho thấy trẻ sơ sinh được cho ăn sữa bột trước 6 tháng tuổi có khả năng bị NAFLD cao hơn 40% khi đến tuổi vị thành niên so với những đứa trẻ khác.
Hơn nữa, trẻ em sinh ra từ các bà mẹ bị béo phì khi bắt đầu mang thai có thể có nguy cơ mắc bệnh gan ở độ tuổi thanh thiếu niên cao gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gan ở thanh thiếu niên.
Ảnh minh hoạ
Nhà nghiên cứu hàng đầu Oyekoya T. Ayonrinde từ ĐH Western Australia cho biết: “Trọng lượng của người mẹ và kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ có lá gan khỏe mạnh. Đây cũng là những lý lẽ thuyết phục để các bậc cha mẹ cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng trước khi bắt đầu sử dụng sữa bột trẻ sơ sinh”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hepatology cho thấy, kết quả siêu âm gan của hơn 1.100 thanh thiếu niên ở độ tuổi 17 phát hiện những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ hút thuốc khi bắt đầu mang thai cũng có nguy cơ tăng NAFLD.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu này khuyến khích lối sống lành mạnh toàn diện trước, trong khi mang thai và kéo dài thời gian bú mẹ hoàn toàn cho trẻ để các thế hệ tương lai luôn khỏe mạnh.
Nhiều người vẫn nghĩ gan nhiễm mỡ là căn bệnh ở người lớn song thực tế không ít người trẻ tuổi, thậm chí cả trẻ nhỏ cũng mắc bệnh này. TS.BS Vũ Trường Khanh, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, gan nhiễm mỡ không phải bệnh ác tính nhưng để lâu có nguy cơ tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
Ở Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em mắc gan nhiễm mỡ.
Theo Sức khoẻ & Đời sống, chị Lưu Thị Nhị (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) có cậu con trai 11 tuổi nhưng cân nặng đã lên tới 55kg. Tuy nhiên, thấy con vui chơi, ăn uống, sinh hoạt khỏe mạnh bình thường nên chị không để tâm đến chuyện cho con đi khám sức khỏe. Gần đây, nhà trường có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh thì chị tá hỏa khi nhìn vào kết quả con mình mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì.
Chị Nhị chia sẻ, chị hết sức ngạc nhiên khi thấy con mới ít tuổi mà đã mắc bệnh này. Từ trước đến giờ, chị nghĩ chỉ có người lớn mới mắc gan nhiễm mỡ mà thôi. Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ cho biết, trường hợp như con trai chị là một trong số nhiều trường hợp trẻ mắc gan nhiễm mỡ xảy ra trong thời gian gần đây.
Các bác sĩ cho biết, gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ ứ đọng trong gan, chiếm 3 – 5% trọng lượng của gan. Khi lượng mỡ chiếm 5 – 10% là mức độ nhẹ, 10 – 25% là mức độ vừa, trên 30% là bệnh ở mức độ nặng. Khoảng 15-20% dân số Việt Nam mắc các bệnh về gan, trong đó có tới 10%-25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan và tử vong.
Theo TS. Khanh, điều đáng nói hầu hết các trường gợp gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng điển hình nên phát hiện muộn, nhất là ở trẻ nhỏ. Đa phần được phát hiện mắc gan nhiễm mỡ qua siêu âm khi kiểm tra sức khỏe. Ở mức độ nhẹ, trẻ dường như không cảm nhận được sự thay đổi gì đang diễn ra trong cơ thể mình. Trẻ có thể bị đau sườn phải phải nhưng dấu hiệu này hay bị bỏ qua do trẻ mải chơi và còn ít hiểu biết về bệnh.
Ở mức độ nặng, trẻ có một số triệu chứng mệt mỏi, ăn không ngon, sưng bụng, buồn nôn hoặc ói mửa, giảm hoặc khó tăng cân… Trẻ cũng gặp phải những cơn đau bụng quằn quại, gan có dấu hiệu bị phù.
Các chuyên gia tiêu hóa cho rằng, nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ chủ yếu do chế độ ăn uống, béo phì. Ngoài ra một số trẻ bị bệnh về chuyển hóa, bệnh wilson hoặc thừa đồng, đái đường do sử dụng một số thuốc tetracylline, thuốc điều trị ung thư. Tuy nhiên, nguyên nhân cần nhấn mạnh đó là có rất nhiều bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ là do bệnh béo phì. Do đó, nếu bị béo phì thì nên nghĩ tới nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Ở trẻ béo phì cha mẹ cần quan tâm cho trẻ đi kiểm tra, xét nghiệm gan nhằm phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ để theo dõi điều trị sớm. Những trẻ trong tình trạng béo phì thường có chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt trong khi lười vận động khiến gan hoạt động quá công suất, không kịp chuyển hóa hết chất béo. Tình trạng này tích tụ mỗi ngày khiến mô mỡ không được đốt cháy nên mỡ càng tích tụ trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ.