Nếu hơi thở của có mùi như vị trái cây hoặc như mùi sơn móng tay thì nhiều khả năng đang có vấn đề nhiễm ceton acid tiểu đường. Khi cơ thể không thể sử dụng đường như một nguồn năng lượng mà chỉ có chất béo là “nhiên liệu” thì trong quá trình phân giải lipid, chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể thông qua hệ thống hô hấp, khiến hơi thở có mùi hôi.
Người mắc bệnh hôi miệng không chỉ có cảm giác khó chịu, thiếu tự tin trong giao tiếp mà nhiều khả năng cơ thể đang mắc một số bệnh như viêm xoang, tiểu đường, bệnh thận.
Viêm gan B
Với bệnh nhân mắc viêm gan B ngoài việc xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau gan… thì hơi thở có mùi đây cũng là dấu hiệu nhận biết viêm gan B đang tấn công cơ thể người.
Các bác sĩ giải thích sở dĩ bệnh nhân viêm gan B hơi thở có mùi là do gan khi bị tổn thương bởi virus viêm gan B tấn công, làm các chức năng gan bị suy giảm khiến cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia cũng như các vi khuẩn trong khoang miệng.
Hôi miệng có thể do mắc bệnh viêm gan B gây ra.
Bệnh tiểu đường
Nếu hơi thở của có mùi như vị trái cây hoặc như mùi sơn móng tay thì nhiều khả năng đang có vấn đề nhiễm ceton acid tiểu đường. Khi cơ thể không thể sử dụng đường như một nguồn năng lượng mà chỉ có chất béo là “nhiên liệu” thì trong quá trình phân giải lipid, chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể thông qua hệ thống hô hấp, khiến hơi thở có mùi hôi.
Viêm xoang
Các bệnh lý của mũi xoang cũng làm hơi thở hôi. Những viêm nhiễm của hầu họng như viêm họng hạt, viêm loét thanh-khí-phế quản, bệnh lý bẩm sinh của khoang mũi miệng như hở hàm ếch…cũng là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và làm hơi thở hôi.
Bệnh phổi
Mùi hôi còn có thể do các bệnh về phổi cấp tính và mãn tính. Trong số đó có thể kể đến bệnh viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phổi,áp xe phổi và một số bệnh khác.
Suy thận
Hơi thở sẽ có mùi cá ươn nếu bị suy thận. Khi thận gặp rắc rối, các độc tố trong cơ thể sẽ không được nó loại bỏ ra khỏi máu. Vì vậy lúc này chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể và phát tán ra hệ hô hấp. Đó là câu trả lời tại sao hơi thở lại hôi.
Biện pháp giảm bớt mùi hôi miệng
Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn, lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Sử dụng chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng, giữ miệng ẩm bằng cách uống nước, nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích, nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách.
Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, tránh các loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá.
Các sản phẩm làm thơm miệng có chứa dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt được.
Nước súc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Thuốc súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
Hôi miệng là một bệnh lý có nhiều nguyên nhân thực thể. Tuy nhiên, có những trường hợp là sự cảm nhận chủ quan và khuếch đại của bệnh nhân gây ra sự cô độc, cách ly với người xung quanh do ngại giao tiếp. Cần đến khám ở những cơ sở y tế và các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm để xác định bệnh trạng.
Cập nhật: 04/04/2017Theo Vietq