Những nguy hiểm gấp bội khi tai biến tái phát

Nhiều người coi tai biến mạch máu não như án tử với người bệnh, chính vì vậy sau khi qua cơn nguy hiểm, cả bệnh nhân lẫn người nhà đều cảm thấy như tai qua nạn khỏi, trút được gánh nặng trong lòng. Nhưng thực tế thì đó mới chỉ là khởi đầu của cuộc chiến cam go hơn nhiều lần để đề phòng tai biến tái phát.

Tai biến mạch máu não vốn được biết là căn bệnh nguy hiểm, diễn biến bất ngờ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên đây vẫn chưa phải mối lo duy nhất cần được lưu tâm. Sau lần tai biến đầu tiên, bệnh nhân vẫn cần được chăm sóc và luôn cảnh giác với nguy cơ tai biến tái phát, bởi lần tái phát tiếp theo sẽ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, cách điều trị cũng khó khăn và tốn kém hơn lần đầu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh tai biến tái phát qua bài viết sau đây.

Cảnh giác với nguy cơ tai biến tái phát

Nhiều người coi tai biến mạch máu não như án tử với người bệnh, chính vì vậy sau khi qua cơn nguy hiểm, cả bệnh nhân lẫn người nhà đều cảm thấy như tai qua nạn khỏi, trút được gánh nặng trong lòng. Nhưng thực tế thì đó mới chỉ là khởi đầu của cuộc chiến cam go hơn nhiều lần để đề phòng tai biến tái phát.

Sau lần tai biến đầu tiên, người bệnh có thể vẫn còn nhiều triệu chứng khác như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, tim mạch… Đây là những triệu chứng tiếp tục làm xơ vữa mạch máu, tác nhân hình thành nên cục máu đông. Ngoài ra, lượng thuốc người bệnh phải dùng sẽ phần nào có tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới thành mạch máu. Đây chính là những nguyên nhân góp phần khiến tai biến tái phát quay trở lại.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát lần thứ hai của bệnh tai biến chiếm khoảng 20% trong một năm đầu và có thể lên tới 50% trong 5 năm sau. So với tai biến lần đầu, tai biến tái phát để lại hậu quả nặng nề hơn, khả năng hồi phục suy giảm đáng kể, chi phí điều trị cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Hậu quả khôn lường khi tai biến tái phát

Nếu việc phòng ngừa tai biến lần đầu khó khăn một, thì việc phòng ngừa tai biến tái phát khó khăn mười. Lúc này, người bệnh vừa phải cố gắng phục hồi di chứng sau tai biến, lại vừa phải chạy đua với thời gian ngăn ngừa tai biến tái phát.

image001 Những nguy hiểm gấp bội khi tai biến tái phát
Tai biến tái phát gây ra những hậu quả khôn lường

Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau tai biến tái phát, có khoảng 30% người bệnh bị rối loạn nhận thức, gần 50% bệnh nhân đột quỵ sinh hoạt, vận động khó khăn hoặc không thể tự chăm sóc bản thân, thậm chí phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Số lượng bệnh nhân tử vong do tai biến tái phát cũng cao gấp 2,67 lần so với tai biến lần đầu. Ngoài những nguy hiểm cho người bệnh, tai biến tái phát còn gây ra gánh nặng vô cùng lớn cho người nhà bệnh nhân, với chi phí điều trị cao gấp nhiều lần so với trước đó.

Đâu là giải pháp để ngăn ngừa tai biến tái phát?

Với những hậu quả nguy hiểm khôn lường như vậy, việc phòng chống tai biến tái phát trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bệnh nhân cần chú ý từ thói quen ăn uống, sinh hoạt cho đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ những điều nhỏ nhất.

Trước hết, bệnh nhân cần kiểm soát và điều trị triệt để các yếu tố nguy cơ cao gây tai biến tái phát như nồng độ cholesterol trong máu cao, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Để đạt được điều này, bệnh nhân nên giữ trọng lượng cơ thể ổn định, ăn nhạt, tránh dùng các thuốc gây tăng huyết áp, không ăn dầu mỡ, chất béo hay đồ ăn có nhiều đường.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá, vì thành phần trong thuốc lá làm tăng fibrinogen máu, kích thích kết dính tiểu cầu, tăng thể tích hồng cầu do đó làm tăng độ đông quánh của máu. Chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách khi kết hợp cùng các bài tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu sẽ rất tốt cho quá trình hồi phục. Người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt để đề phòng tai biến tái phát hiệu quả hơn.

Luyện tập phục hồi sau tai biến và phòng ngừa tai biến tái phát

Về dinh dưỡng, bệnh nhân nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin C như rau củ quả, các loại ngũ cốc, kết hợp các thực phẩm khác tốt cho người bị tai biến như dầu vừng, dầu đậu nành, cá thu, cá hồi… Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những nơi gió lùa, không tắm khuya, giữ ấm vào mùa đông và cẩn thận khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện đúng cách, người bệnh nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa tai biến tái phát. Những sản phẩm này thường mang công dụng tăng cường tuần hoàn máu, phòng ngừa và phá cục máu đông, đem lại những hiệu quả rõ rệt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có vô vàn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chỉ quảng cáo công dụng mà không biết hiệu quả thực sự đến đâu. Chính vì vây, người bệnh và gia đình nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, giấy chứng nhận hợp pháp, đặc biệt là những sản phẩm kế thừa Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước để phục vụ tốt hơn cho mục tiêu ngăn ngừa tai biến tái phát.

Qua những thông tin trên, có thể thấy tai biến tái phát tuy rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập đúng cách, kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ thì sự quan tâm chăm sóc của gia đình dành cho người bệnh chính là yếu tố quan trọng nhất để hỗ trợ tinh thần cũng như thể chất, giúp người bệnh chiến thắng bệnh tật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *